Sau khi đăng tải các ý kiến tranh luận về "bài toán tính gà",
VietNamNet nhận được ý kiến của một số phụ huynh cung cấp thông tin về
chuyện con em mình đang được dạy làm phép tính nhân ở bậc tiểu học ở Mỹ
và Singapore như thế nào.
1) Phép nhân ở Mỹ
Người Mỹ thường dùng hình ảnh để minh họa phép tính nhân cho học sinh dễ hiểu và dễ hình dung hơn. Cụ thể là họ dùng một dãy các hình minh họa được sắp xếp thẳng hàng thẳng cột.
Ví dụ khi muốn tính số người trong một ban nhạc, thì họ sẽ dùng hình nhưng chiếc ghế được sắp xếp theo các hàng, cột để minh họa cho học sinh dễ hình dung hơn. Đây mà một trong những cách giúp học sinh có thể hiểu và làm phép tính nhân một cách nhanh nhất.
Hình ảnh minh họa:
H1: Hình ngôi sao có 4 hàng 3 cột
H2: …hay một dãy hình tam giác có 5 hàng 4 cột
Chú ý rằng khi các hàng và các cột được sắp xếp trong hình phải bằng nhau. Và lúc đó, một hàng sẽ được coi là những nhóm nhỏ bằng nhau.
Như ví dụ dưới đây là hình ảnh của 2 nhóm nhỏ có số ô tròn bằng nhau, các học sinh Mỹ sẽ được dạy rằng khi muốn thực hiện phép nhân, ta lấy số nhóm nhân với số các hình trong một nhóm.
H3: Ta có phép nhân 2 x 5 = 10 trong đó 2 là số nhóm; 5 là số các ô tròn trong mỗi nhóm và 10 là tổng số các ô tròn.
H4 : Khi các nhóm được sắp xếp theo các hàng bằng nhau thì ta vẫn có phép nhân: 2 x 5 = 10 giống như ở trên.
Các hàng và cột được sắp xếp như thế nào thì ta vẫn luôn lấy số hàng nhân với số đối tượng trong một hàng. Khi tuân theo nguyên tắc đó, học sinh sẽ dễ dàng thực hiện các phép tính nhân.
Bên cạnh đó, người Mỹ cũng dùng hình minh họa để dạy học sinh của họ rằng phép nhân có tính giao hoán. Tính giao hoán của phép nhân được thể hiện là khi ta hoán đổi các vế trong một phép nhân, thì kết quả của phép nhân vẫn không thay đổi.
Như hình minh họa, một hình có 6 hàng, 3 cột, một hình có 3 cột, 6 hàng. Ta sẽ có 2 phép nhân tương ứng với 2 hình nhưng dù là phép tính nào thì kết quả của số hình vuông trong ảnh vẫn sẽ bằng nhau.
H5 : Ta có phép nhân 6 x 3 = 18
H6 : Ta có phép nhân 3 x 6 = 18
2) Singapore dạy học sinh phép nhân thế nào?
H7 H8 : Ảnh chụp sách giáo khoa môn Toán của Singapore
Bài 1: Aini mua 5 hộp bánh. Có 4 chiếc bánh trong mỗi hộp. Hỏi tất cả Aini mua bao nhiêu chiếc bánh?
Hướng dẫn: Ta có 4 +4 +4 +4 +4 = 20
5 hộp bánh có 4 chiếc = 20
Ta có phép nhân 5 x 4 = 20
(‘5 fours’ là một cách viết khác của phép nhân 5 x 4)
Bài 2: Caili mua 4 hộp bánh. Có 5 chiếc trong mỗi hộp. Hỏi Caili mua tổng cộng bao nhiêu chiếc bánh?
Hướng dẫn: Ta có 5 +5 +5 +5 = 20
4 hộp bánh có 5 chiếc = 20
Ta có phép nhân 4 x 5 = 20
(Tương tự thì ‘4 fives’ cũng là một cách viết khác của phép nhân 4 x 5 = 20)
Từ đó, ta thấy ‘5 fours’ = ‘4fives’ = 20
5 x 4 = 4 x 5 = 20
Ani và Caili đều có số bánh bằng nhau.
1) Phép nhân ở Mỹ
Người Mỹ thường dùng hình ảnh để minh họa phép tính nhân cho học sinh dễ hiểu và dễ hình dung hơn. Cụ thể là họ dùng một dãy các hình minh họa được sắp xếp thẳng hàng thẳng cột.
Ví dụ khi muốn tính số người trong một ban nhạc, thì họ sẽ dùng hình nhưng chiếc ghế được sắp xếp theo các hàng, cột để minh họa cho học sinh dễ hình dung hơn. Đây mà một trong những cách giúp học sinh có thể hiểu và làm phép tính nhân một cách nhanh nhất.
Hình ảnh minh họa:
H1 |
Chú ý rằng khi các hàng và các cột được sắp xếp trong hình phải bằng nhau. Và lúc đó, một hàng sẽ được coi là những nhóm nhỏ bằng nhau.
Như ví dụ dưới đây là hình ảnh của 2 nhóm nhỏ có số ô tròn bằng nhau, các học sinh Mỹ sẽ được dạy rằng khi muốn thực hiện phép nhân, ta lấy số nhóm nhân với số các hình trong một nhóm.
Các hàng và cột được sắp xếp như thế nào thì ta vẫn luôn lấy số hàng nhân với số đối tượng trong một hàng. Khi tuân theo nguyên tắc đó, học sinh sẽ dễ dàng thực hiện các phép tính nhân.
Bên cạnh đó, người Mỹ cũng dùng hình minh họa để dạy học sinh của họ rằng phép nhân có tính giao hoán. Tính giao hoán của phép nhân được thể hiện là khi ta hoán đổi các vế trong một phép nhân, thì kết quả của phép nhân vẫn không thay đổi.
Như hình minh họa, một hình có 6 hàng, 3 cột, một hình có 3 cột, 6 hàng. Ta sẽ có 2 phép nhân tương ứng với 2 hình nhưng dù là phép tính nào thì kết quả của số hình vuông trong ảnh vẫn sẽ bằng nhau.
H5 |
Mô tả |
2) Singapore dạy học sinh phép nhân thế nào?
H7 |
H8 |
Bài 1: Aini mua 5 hộp bánh. Có 4 chiếc bánh trong mỗi hộp. Hỏi tất cả Aini mua bao nhiêu chiếc bánh?
Hướng dẫn: Ta có 4 +4 +4 +4 +4 = 20
5 hộp bánh có 4 chiếc = 20
Ta có phép nhân 5 x 4 = 20
(‘5 fours’ là một cách viết khác của phép nhân 5 x 4)
Bài 2: Caili mua 4 hộp bánh. Có 5 chiếc trong mỗi hộp. Hỏi Caili mua tổng cộng bao nhiêu chiếc bánh?
Hướng dẫn: Ta có 5 +5 +5 +5 = 20
4 hộp bánh có 5 chiếc = 20
Ta có phép nhân 4 x 5 = 20
(Tương tự thì ‘4 fives’ cũng là một cách viết khác của phép nhân 4 x 5 = 20)
Từ đó, ta thấy ‘5 fours’ = ‘4fives’ = 20
5 x 4 = 4 x 5 = 20
Ani và Caili đều có số bánh bằng nhau.
- Thu Phương (Theo Eduplace)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét