Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Tại sao cần giáo dục sớm?

Giáo dục sớm - quyền của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi. Tại sao lại nói như vậy?

Bạn có biết, khi mới sinh ra, trọng lượng não chỉ nặng 350g, đến 1 tuổi nặng 900g, 2 tuổi bằng 80% não người trưởng thành và 6 tuổi não đạt 100% kích thước não người trưởng thành (1.300g). Chính vì vậy, giai đoan từ 0 – 6 tuổi được coi là thời kì vàng để bạn giúp con khám phá mọi thứ về thế giới.

Trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, giai đoạn phát triển bùng nổ của não bộ, những đứa trẻ được ví như những chiếc máy tính chưa được lập trình, như những cây non, bố mẹ - người lớn chúng ta có thể dễ dàng cung cấp cho chúng bất kỳ thông tin gì mà chúng ta muốn, những đứa trẻ đều có khả năng tiếp thu một các nhanh chóng, tốc độ mà dường như không cần bất kỳ sự nỗ lực, hay cố gằng gì nhiều. Tốc độ ghi nhớ và xử lý thông tin của đứa trẻ trong giai đoạn này có thể nhanh đến mức người lớn chúng ta khó có thể tin được. Nhưng đó là một sự thực đã được kiểm chứng trên hàng triệu, hàng triệu đứa trẻ và trên hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới.


"Đứa trẻ Glenn Doman"

“Muốn đứa con của bạn như thế nào thì hãy khơi dậy tối đa khả năng tiềm ẩn của con bạn trong những năm này”. Đó chính xác là những gì Glenn Doman muốn truyền đến bạn”.

Lợi ích của việc giáo dục sớm có thể được kể đến như sau:
-    Trẻ tự tin, linh hoạt hơn.
-    Trẻ trở lên thông minh với tài năng vượt trội hơn tiềm năng vốn có.
-    Trẻ thể hiện sự đam mê nhất định trong một số lĩnh vực.
-    Trẻ biết yêu thương và gắn bó với gia đình, bạn bè và thế giới xung quanh.

…Còn vô vàn những lợi ích và giá trị khác mà việc giáo dục sớm mang lại cho trẻ mà chúng tôi chưa kể đến ở đây nhưng chính việc nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục sớm, giúp bố mẹ có thể chủ động tìm tòi những phương pháp khoa học để áp dụng khơi dậy tiềm năng của con mình ngay từ những giai đoạn đầu đời, giúp kích thích và phát triển não bộ và là nền tảng cho việc phát triển nhận thức trong tương lai và cả cuộc đời sau này của trẻ.

Giáo Dục Sớm bao gồm chương trình vận động và chương trình dạy thẻ cho trẻ. Chương trình dạy thẻ bao gồm:

- Dạy trẻ sơ sinh (dưới 4 tháng tuổi) - chương trình kích thích đa giác quan cho trẻ.

- Dạy trẻ học Toán (từ 4 tháng tuổi).
Bạn băn khoăn Tại sao lại dạy trẻ học Toán sớm được như vậy? Click xem tại đây

- Dạy trẻ biết đọc sớm (từ sau 4 tháng tuổi)
Bạn nghi ngờ về điều đó? Câu trả lời là trẻ Có thể, trẻ Muốn và trẻ Yêu thích được học Đọc.
Click xem thêm tại đây

- Ngoài ra các bố mẹ có thể dạy trẻ về Thế giới xung quanh sau khi trẻ được 7 tháng tuổi trở lên.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Vì sao tôi không dạy con chia sẻ đồ chơi với bạn khác?

Thoạt tiên thì tôi cảm thấy người mẹ này thật điên rồ, nhưng bây giờ thì tôi hoàn toàn đồng ý với những gì cô ấy nói. – một độc giả chia sẻ.

dạy con, chia sẻ, tranh giành, đồ chơi
Tôi cho con trai theo học một trường mẫu giáo tư thục. Ở đây các quy định đều do phụ huynh thảo luận và thống nhất với nhau, trong đó có một quy định về việc chia sẻ. Một bé có thể giữ một món đồ chơi mà bé thích đến khi nào hết thích nữa thì thôi. Nếu một bé khác cũng muốn món đồ chơi đó, bé phải chờ cho đến khi bạn kia chơi xong. Phụ huynh và cô giáo thậm chí phải giữ hộ món đồ chơi cho bé khi bé đi vệ sinh, hay trong giờ ăn, để đảm bảo rằng không ai giành mất. Quy định này áp dụng cho tất cả đồ chơi, trò chơi, kể cả xích đu.
Tôi quan sát trong 2 tuần và nhận ra rằng tất cả các bé đều hiểu quy định này và đều vui vẻ khi nghe tôi nói rằng: “Con chờ đến khi bạn Minh chơi xong nhé!”. Khi đến những nơi khác, tôi thấy thái độ về việc chia sẻ hoàn toàn khác ở trường của con tôi, chính quy định ấy có tác động tích cực lên thái độ của các bé.
Hai câu chuyện về việc chia sẻ
Dưới đây là 2 câu chuyện về việc chia sẻ mà tôi chứng kiến gần đây.
Chuyện thứ nhất là từ một người bạn thân của tôi. Cô ấy dắt đứa con 2 tuổi của mình đi chơi ở công viên. Bé Sơn mang theo một chiếc xe đồ chơi nhỏ. Một đứa bé khác, lớn hơn một chút, rất thích chiếc xe, yêu cầu Sơn cho mình chiếc xe và thế là một trận ẩu đả giữa 2 bé xảy ra . Mẹ của đứa bé kia hậm hực: “Bạn ấy đã không được mẹ dạy cho cách chia sẻ đồ chơi!”. Đừng bận tâm, thực tế là chiếc xe thuộc về con bạn, và khi ai đó hỏi xin hay đề nghị được chia sẻ, bé trả lời “Không” là hoàn toàn hợp lý.
Chuyện thứ hai xảy ra tại trung tâm văn hóa gần nhà tôi. Vào sáng thứ 6 hàng tuần, ở đây có rất nhiều đồ chơi cho trẻ em. Có một chiếc xe màu đỏ mà con trai tôi rất thích, bé có thể lái nó chạy quanh trong suốt một tiếng rưỡi đồng hồ mà không biết chán. Tôi đang ngồi trên ghế băng để theo dõi con mình từ xa thì nhìn thấy một phụ nữ có con trai muốn lái xe đã tiếp cận con tôi nhiều lần và hỏi: “Con có thể nhường cho bạn chơi một chút không?”. Tất nhiên bé phớt lờ và sau một hồi, cô ấy đã bực tức bỏ đi. Có đến một triệu chiếc xe khác cô ta có thể cho con mình lái, trong đó có những chiếc gần giống với chiếc xe của con trai tôi, tại sao nhất định yêu cầu một đứa bé khác phải chia sẻ cho con mình?
Bài học về thực tế cuộc sống
Tôi không đồng ý với cách cư xử của các bà mẹ trong hai tình huống trên, bởi vì sẽ khiến cho bé có suy nghĩ là “À, mình hoàn toàn có thể giành một thứ gì đó của người khác nếu mình thích nó”. Tôi hiểu được suy nghĩ của các bậc cha mẹ là luôn mong muốn cho con cái của mình tất cả mọi thứ mà bé muốn. Tuy nhiên, điều đó không đúng trong tất cả các trường hợp, và không nên dạy bé giành giật thứ không thuộc về mình một cách bất hợp lý.
Đừng để bé nghĩ rằng mình muốn gì sẽ có nấy và ai cũng có nghĩa vụ phải nhường cho mình. Tôi từng đọc một bài viết hài hước về những thanh thiếu niên hiện nay luôn mong đợi được tăng lương, thăng cấp chỉ vì lý do “Tôi có mặt ở công ty mỗi ngày”.
Bạn có thể tự liên hệ bản thân mình, bạn có chen lấn, vượt trước dòng người đang xếp hàng chờ thanh toán ở siêu thị chỉ vì bạn cảm thấy mình không thích chờ đợi không? Và người trưởng thành đều không thể tự ý lấy một thứ gì đó của người khác (như điện thoại, kính mát…) chỉ vì họ thích chúng.
Thật khó, nhưng chúng ta nên dạy cho con mình về cách đối mặt với sự thất vọng, bởi vì đó là thực tế cuộc sống. Và chúng ta không thể lúc nào cũng ở bên cạnh con để “chiến đấu”, “tranh giành” mọi thứ cho bé được. Thay vào đó, chúng ta dạy bé làm thế nào có được những thứ mình muốn thông qua làm việc chăm chỉ, siêng năng và kiên nhẫn, điều này mới là quan trọng nhất.
(sưu tầm)

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

dinosaurs kich throw jump sing eat catch

 dinosaurs dinosaurs  dinosaurs dinosaurs dinosaurs dinosaurs 
dinosaurs dinosaurs  dinosaurs 

I can kich, I can kich, I can kich, I can kich, I can kich a ball.   kich a 


I can catch, I can catch, I can catch a ball, I can catch, I can catch, I can catch a ball, I can catch a ball.

I can throw, I can throw, I can throw ,I can throw a ballI can throw a ball

I can sing, I can sing, I can sing, 
I can sing, I can sing, I can sing,
I can sing, I can sing, I can sing,
I can sing, I can sing, I can sing,
I can sing, I can sing, I can sing,





Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

bé tập đồ chữ tiếng anh

Verb verb verb Verb verb verb Verb verb
I  i  i  i  i  i  i  i  i   I i  i  i  i  i  i  i  i  I  i  i  i
Can can can can can Can can can can 
Kich kich  kich Kich  kich  kich  Kich  kich
Eat eat eat eat Eat eat eat eat Eat eat
Catch  catch catch Catch  catch catch 
Throw  throw throw Throw  throw throw 
It’s  It’s  It’s  It’s  It’s  It’s  It’s  It’s     
Crayon crayon crayon Crayon crayon 

Ticket ticket ticket Ticket ticket ticket 

5 Phương pháp dạy trẻ từ nhỏ

Cha mẹ lúc nào cũng có thể yêu thương con mà không phải nuông chiều con; cha mẹ lúc nào cũng có thể nghiêm khắc mà không cần đánh đập con.

Cô con gái 2 tuổi của tôi khá độc lập, tính tình hòa nhã cởi mở, gặp ai cũng tươi cười chào hỏi thân thiện. Cháu ăn uống rất tốt, hầu như không từ chối món gì, tới giờ ăn là tự kéo bàn ăn ra rồi tự xúc ăn rất ngon lành. 8 giờ tối, cháu chào bố mẹ rồi đi vào phòng ngủ riêng. Tôi chỉ đi theo vào phòng đắp chăn cho con, hôn nhẹ lên trán con chúc ngủ ngon, rồi tắt đèn đi ra… 7 giờ sáng hôm sau, cháu tỉnh dậy và đánh thức bố mẹ bằng một bài hát.
Và đây là những gì tôi đã áp dụng cho con gái mình.
1. Ngủ riêng
Việc đầu tiên là phải cho con ngủ riêng ngay từ ngày đầu về nhà, nếu không có phòng riêng thì cũng phải có giường (cũi) riêng cho con. Nhiều người vẫn còn quan niệm rằng “cho con ngủ chung mới tình cảm”. Nhưng tôi không tin rằng những kẻ sát nhân giết chính cha mẹ đẻ của mình đều là vì… cha mẹ cho ngủ riêng!
Ngủ riêng cũng là tạo một không gian riêng êm ái cho con, con không bị thức giấc bởi tiếng ho của bố, hay cái trở mình của mẹ. Đồng thời bố mẹ cũng được ngủ ngon khi không có con cựa mình.
Trẻ con là vậy, cho dù nó không ngủ được nó sẽ phải học cách tự ru ngủ. Cha mẹ chỉ cần tạo điều kiện cho con: khi con đi ngủ, phòng ngủ phải tối đen, không có chút ánh sáng nào, cũng không có một âm thanh của TV hay radio. Có thể nửa đêm con sẽ dậy nhưng khi thấy xung quanh tối om và yên ắng nó sẽ tự quay lại giấc ngủ.
Nếu ngủ với cha mẹ thì thường cha mẹ sẽ cố dỗ con ngủ, trẻ sẽ nhõng nhẽo và đòi được ôm ấp. Cứ thế con sẽ hình thành thói quen xấu là nửa đêm dậy chỉ để được nhõng nhẽo và vô tình cha mẹ tạo điều kiện cho con có thói quen xấu đó.
Tôi đã cảm thấy hết sức chán nản khi nghe một bậc cha mẹ nào đó than phiền rằng con mình khó ngủ, hay thức dậy lúc nửa đêm. Giải pháp rất đơn giản là “cho trẻ ngủ riêng ngay từ ngày đầu về nhà”.
Mẹ Tây, mẹ Việt
Bố mẹ hãy là người dìu dắt để con có những thói quen tốt từ khi còn nhỏ
2. Không bồng bế
Tôi nuôi con một mình, lúc từ bệnh viện về nhà tôi vừa cho con bú, vừa chăm sóc vết mổ đồng thời vẫn phải vào bếp nấu nướng, rửa chén bát. Việc mở tủ lạnh lấy thức ăn (điều kiêng kị nhất với gái đẻ) thì tôi lại phải làm thường xuyên vì không làm thì… chết đói.2. Không bồng bế
Nếu tôi bồng bế con suốt ngày thì lấy ai nấu nướng cho tôi ăn để có sữa cho con?
Và tôi đã có một vật dụng vô cùng hữu ích, đó là chiếc ghế nằm đu đưa (bouncing chair). Sáng sáng tôi đặt con vào đó, nó rất thích thú vì được nằm xem mẹ làm việc nội trợ, tôi vừa làm vừa hát và nói chuyện với con. Và con tôi chưa bao giờ có khái niệm “đòi bế” cho đến khi về Việt Nam lần này, khi cháu 2 tuổi. Cháu được ông bà và người giúp việc nuông chiều thay nhau bế và cháu đã nhanh chóng học được cách sai khiến họ bế bất kỳ lúc nào cháu muốn. Tôi vô cùng thất vọng vì điều này!
Ở Thụy Sĩ cháu rất thích được đi bộ tới trường, cháu không bao giờ muốn tôi bế kể cả khi qua đường. Để an toàn tôi bế con lên nhưng cháu thường giãy đòi xuống đi bộ sang đường, nhiều khi vấp ngã giữa đường làm các xe phải dừng lại xếp thành một hàng dài. Nhưng tôi vẫn kiên nhẫn chờ con tự đứng dậy, phủi tay rồi đi tiếp.
Việc thay nhau bồng bế không giúp làm trẻ ngoan hơn mà ngược lại, nó tạo thói quen rất xấu cho trẻ sau này là sai khiến người lớn bế mình, kể cả khi trẻ 3-4 tuổi.
3. Hãy là một tấm gương tốt
Trẻ con phản ánh hành động và thái độ của người lớn. Nếu cha mẹ hay quát tháo dọa nạt con thì con cũng sẽ quát người khác, kể cả người lớn. Nếu cha mẹ đánh con thì con cũng sẽ bạo lực với các bạn. Ngược lại, cha mẹ hòa nhã hay cười thì con cũng sẽ luôn thân thiện với người ngoài. Vợ chồng tôi có lần to tiếng với nhau và con tôi đã hét rất to để át tiếng bố mẹ. Chúng tôi đã học được bài học này và không bao giờ to tiếng với nhau nữa, ít nhất là trước mặt con.
Trong công việc chúng ta không tránh khỏi những bực dọc hay stress ở cơ quan nhưng tôi luôn tự nhủ không được mang những thứ đó về nhà. Cho dù mệt mỏi stress đến đâu, khi gặp con tôi cũng cười rất tươi, hỏi han con đủ thứ và cùng hát với con những bài hát nó yêu thích. Hình ảnh thường thấy là sau giờ làm, tôi tất tả chạy đi đón con và hai mẹ con dắt tay nhau về, vừa đi vừa hát. Tôi không ngại hát to những bài thiếu nhi mà tôi say sưa hát cùng con, việc đó cũng giúp tôi quên đi những muộn phiền trong công việc.
Con tôi chưa bị quát bao giờ mà chỉ cần tôi nghiêm mặt và nói “No” là nó đã khóc nức nở, tỏ vẻ biết lỗi và ôm lấy mẹ. Khi được tôi ôm vào lòng và giảng giải tại sao con không nên làm thế là cháu hết khóc. Tôi nghĩ cách giáo dục này tốt hơn nhiều là mang roi ra dọa hoặc đánh cháu. Nó chỉ làm cho cháu thù ghét bố mẹ chứ không làm cháu nhận ra vấn đề.
Mẹ Tây, mẹ Việt
Vất vả tạo thói quen cho trẻ những ngày đầu đời nhưng điều đó cũng có nghĩa là cha mẹ sẽ rất nhàn hạ trong giai đoạn về sau
4. Thói quen, thói quen và thói quen
Hãy tạo thói quen tốt cho trẻ ngay từ lúc lọt lòng. Ngày đầu tiên từ bệnh viện về nhà tôi đã huấn luyện cho con có thói quen ăn ngủ đúng giờ. Để làm được như vậy chính người mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch sinh hoạt đã đề ra.
Trẻ sơ sinh không phân biệt được ngày và đêm nên chúng thường thức dậy lúc nửa đêm về sáng. Khi cho trẻ đi ngủ phải luôn đảm bảo phòng ngủ tối như bưng, không có một chút ánh sáng nào trong phòng. Ngược lại, buổi sáng thì mở hết cửa sổ ra cho ánh sáng tràn vào. Ban ngày thì bật nhạc tưng bừng, khua khoắng nồi niêu trong bếp như bình thường. Dần dần trẻ sẽ ý thức được rằng cứ trời sáng, nhiều tiếng động thì là thời gian thức và chơi. Khi nằm trong bóng tối có nghĩa là đi ngủ. Đây là bước đầu rất quan trọng để tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ.
Đến giờ ăn cũng vậy, luôn tuân thủ giờ giấc ăn uống của con. Một khi đã thành thói quen trẻ sẽ rất tự giác, thậm chí sẽ nhắc nhở khi bố mẹ quên cho ăn. Khi ăn cho con ngồi vào ghế ăn riêng (high chair) không bật TV, không bày đồ chơi trên bàn ăn. Nếu có thì chỉ là chiếc thìa dĩa bằng nhựa để con tập xúc ăn. Như vậy trẻ sẽ có thói quen khi ăn là chỉ tập trung vào thức ăn mà thôi.
Nhớ rằng trẻ con không sinh ra đã có thói quen, chính cha mẹ là những người tạo thói quen cho con. Vì vậy hãy tạo thói quen tốt cho con thay vì than phiền rằng con mình có nhiều thói quen xấu.
5. Yêu thương và nghiêm khắc
Hãy luôn tỏ ra yêu thương con và đừng ngại thể hiện tình yêu với con. Bạn sẽ vô cùng hạnh phúc khi thấy con đáp trả lại bằng tình yêu của nó dành cho cha mẹ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cưng chiều con, con muốn gì cũng được. Trẻ con thông minh hơn bạn tưởng, chúng biết tìm ra điểm yếu của cha mẹ để điều khiển cha mẹ làm theo ý muốn của mình. Nếu chỉ một trong hai người nghiêm khắc chúng sẽ luôn tìm đến người không nghiêm khắc để đòi hỏi, khóc lóc, mục đích làm xiêu lòng người này chiều theo ý muốn của chúng. Đừng để trẻ con điều khiển gia đình bạn. Cha mẹ mới là người lèo lái con thuyền gia đình.
Nếu trẻ đòi một đồ vật gì mà bố mẹ không cho thì nó sẽ hét lên, khóc lóc ăn vạ. Đó là điều rất đỗi bình thường, 100% trẻ con hành xử như vậy. Tuy nhiên, điều khác biệt duy nhất tạo nên một đứa trẻ ngoan hay hư lại là phản ứng của cha mẹ.
Nếu cha mẹ sợ con khóc, vội vã đưa ngay cho con vật nó muốn thì cha mẹ đã thất bại trong việc dạy con và cho phép nó điều khiển mình. Một lần như vậy trẻ sẽ nắm được ngay điểm yếu của bạn là “sợ con khóc” và từ đó nó sẽ luôn luôn khóc khi muốn bất cứ thứ gì.
Ngược lại, nếu bạn nói “Không” dứt khoát và bỏ đi thì trẻ sẽ học được bài học rằng nó sẽ không có được vật đó dù có ngồi khóc cả ngày. Dĩ nhiên không có trẻ con nào ngồi khóc cả ngày vì trẻ con rất mau quên. Hãy đưa cho trẻ một đồ chơi khác lành mạnh hơn và nó sẽ quên ngay cái nó muốn mà không được!
Cha mẹ lúc nào cũng có thể yêu thương con mà không phải nuông chiều con; cha mẹ lúc nào cũng có thể nghiêm khắc mà không cần đánh đập con.
(TheoTâm Phan/ngoisao.net)